Connect with us
img

Favorite News

Quốc hội xem xét thông qua Luật Kiến trúc, những công trình như Nhà thờ Bùi Chu có cơ hội được bảo tồn

Quốc hội xem xét thông qua Luật Kiến trúc, những công trình như Nhà thờ Bùi Chu có cơ hội được bảo tồn - Ảnh 1.

BẢN TIN TÀI CHÍNH

Quốc hội xem xét thông qua Luật Kiến trúc, những công trình như Nhà thờ Bùi Chu có cơ hội được bảo tồn

[ad_1]

Trong Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kiến trúc, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) Phan Xuân Dũng, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã báo cáo tóm tắt việc tiếp thu, chính lý dự thảo luật Kiến trúc, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới các Kiến trúc sư và những công trình kiến trúc quan trọng, có giá trị.

Bảo tồn những công trình như Nhà thờ Bùi Chu

Trước ý kiến của Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định về việc bảo tồn, phát huy giá trị công trình kiến trúc chưa được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa, UBTVQH tán thành sự cần thiết bổ sung quy định về vấn đề này vì hiện nay đang tồn tại nhiều công trình kiến trúc có giá trị, có ý nghĩa về kiến trúc, lịch sử, văn hóa… nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Vì thế, không ít công trình này đã và đang xuống cấp và bị xâm hại; việc tu bổ, phục hồi chưa phù hợp…

Trong thời gian qua, cộng đồng mạng xôn xao trước quyết định phá bỏ nhà thờ Bùi Chu ở Nam Định, một công trình kiến trúc có giá trị cao, vì tình trạng xuống cấp. Đây không phải công trình duy nhất lâm vào tình cảnh này bởi tình trạng hư hại do không có kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cơ sở pháp lý chưa thực sự đầy đủ.

“Vì vậy, để bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc của loại công trình này, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về lập Danh mục, xin ý kiến về Danh mục công trình kiến trúc có giá trị và giao Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí đánh giá, phân cấp, phân loại công trình kiến trúc có giá trị; trình tự, thủ tục tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Danh mục công trình kiến trúc có giá trị tại Điều 13, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý, không chồng chéo với quy định của pháp luật về di sản văn hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan”, ông Phan Xuân Dũng đọc tờ trình.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN&MT) Phan Xuân Dũng. Ảnh: Quochoi.vn

Những quy định liên quan tới những công trình kiến trúc có giá trị như Nhà thời Bùi Chu nằm trong quy định bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc (Điều 5) và bảo tồn, khai thác công trình kiến trúc có giá trị nhưng chưa được xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa (Điều 13) của Luật Kiến trúc đang được Quốc hội xem xét thông qua.

Trong khuôn khổ đó, nhiều ĐBQH cho rằng, cần bổ sung quy định có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống các dân tộc Việt Nam cho phù hợp. UBTVQH nhận thấy, việc bổ sung quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc, giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam là cần thiết.

Tuy nhiên, dự thảo Luật không thể mô tả cụ thể các nội dung bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung cũng như bản sắc văn hóa của từng dân tộc nói riêng trong kiến trúc, bởi vì đây là những yếu tố hết sức đa dạng và phong phú. Do đó, tiếp thu ý kiến ĐBQH, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 5 quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong kiến trúc theo hướng:

+ Bổ sung một điều về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc bao gồm các đặc điểm, tính chất tiêu biểu và đặc trưng tạo nên một phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục của các dân tộc của địa phương; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng. Đồng thời, giao Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh có trách nhiệm quy định nội dung về yêu cầu bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc để bảo đảm khả thi, phù hợp với địa phương do mình quản lý.

+ Sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo tồn, giữ gìn, khuyến khích kế thừa, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc vào các quy định có liên quan trong dự thảo Luật, như nguyên tắc hoạt động và yêu cầu quản lý kiến trúc đô thị, nông thôn, Quy chế quản lý kiến trúc… Dự thảo Luật cũng đã sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc nhằm bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam đồng thời không làm hạn chế sự sáng tạo trong hành nghề kiến trúc của các kiến trúc sư (như các Điều 4, Điều 11, Điều 14….).

Chứng chỉ hành nghề kiến trúc là cần thiết

Theo dự thảo Luật Kiến trúc mà UBTV trình Quốc Hội, chứng chỉ hành nghề được đánh giá là cần thiết trong việc quản lý hoạt động hành nghề của Kiến trúc sư. Dự thảo Luật đã quy định rõ 3 đối tượng bắt buộc có chứng chỉ hành nghề, bao gồm Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân; Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc và Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc.

Tuy nhiên, Kiến trúc sư không có chứng chỉ hành nghề vẫn được tham gia các dịch vụ kiến trúc trong các tổ chức hành nghề kiến trúc theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của dự thảo Luật; kiến trúc sư không có chứng chỉ hành nghề kiến trúc, đồng thời không tham gia các tổ chức hành nghề kiến trúc được tự do thực hiện các công việc trong lĩnh vực kiến trúc theo quy định của pháp luật.

Quốc hội xem xét thông qua Luật Kiến trúc, những công trình như Nhà thờ Bùi Chu có cơ hội được bảo tồn - Ảnh 2.

Ngoài ra, việc cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc cũng từng bước được xã hội hóa. Tuy nhiên, cần giai đoạn quá độ trong việc chuyển giao nhiệm vụ này từ cơ quan quản lý nhà nước sang lĩnh vực xã hội hóa. Đối với các cá nhân, kinh nghiệm tham gia thiết kế kiến trúc tối thiểu 3 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Quy chế quản lý Kiến trúc được quy định trong điều 14, điều 15 của Dự thảo luật trong khi Hội đồng Tư vấn Kiến trúc được quy định ở điều 16. UBTVQH nhất trí với sự cần thiết quy định trong Luật vì mặc dù chỉ là cơ quan tư vấn theo vụ việc cho Thủ tướng Chính phủ, nhưng Hội đồng tư vấn về kiến trúc quốc gia lại có vai trò rất quan trọng trong việc tư vấn về lĩnh vực kiến trúc và kiến trúc của một số công trình quan trọng.

Tuy nhiên, Hội đồng này sẽ chỉ được thành lập khi cần thiết, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ là phù hợp, bảo đảm tính linh hoạt, không làm phát sinh thêm bộ máy, gây tốn kém, lãng phí.

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...

More in BẢN TIN TÀI CHÍNH

To Top
error: Content is protected !!