BẢN TIN TÀI CHÍNH
Nga và Trung Quốc bắt đầu từ bỏ USD
[ad_1]
Văn kiện trên đã được ký kết bởi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov và Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương – báo Izvestia trích dẫn thư của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Storchak gửi Chủ tịch Ủy ban Thị trường Tài chính Duma quốc gia Nga, ông Anatoly Aksakov.
Theo đó, các hợp đồng nhà nước thanh toán qua Ngân hàng VTB và Ngân hàng Thương mại Trung Quốc sẽ là những đối tượng đầu tiên chuyển sang giao dịch bằng rúp và nhân dân tệ.
“Tẩy chay USD” chính là một trong những thỏa thuận đáng chú ý giữa Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thăm Nga hôm 5-6 gần đây.
Thực ra, Nga và Trung Quốc đã có động thái chuyển sang các đồng nội tệ của mình hồi năm ngoái trong khuôn khổ đường lối chung hướng đến từ bỏ USD.
Các hợp đồng nhà nước thanh toán qua Ngân hàng VTB và Ngân hàng Thương mại Trung Quốc sẽ là những đối tượng đầu tiên chuyển sang giao dịch bằng rúp và nhân dân tệ. Ảnh: VESTI FINANCE
Theo thông tin của tờ báo trên, các cơ chế thanh toán mới hiện đang được tạo ra giữa các doanh nghiệp Nga và Trung Quốc.
Ông Aksakov cho biết trong những năm tới, tỉ lệ các giao dịch của Nga với Trung Quốc thanh toán bằng rúp có thể đạt tới 50%, trong khi tại thời điểm hiện nay con số này chỉ ở mức 10%.
Theo một trong những nguồn tin của tờ báo trên, các khoản thanh toán bằng rúp và nhân dân tệ cũng sẽ được thực hiện trên các hợp đồng đã được ký kết bằng USD trước đó.
Trước đây, các ngân hàng Trung Quốc không mấy ủng hộ ý tưởng từ bỏ đồng USD trong các thanh toán với Nga.
Trên thực tế, động thái chuyển sang thanh toán bằng rúp và nhân dân tệ là một quá trình khá nhiều rủi ro. Đó là bởi vì tiền tệ của 2 quốc gia này được gọi là mềm, nghĩa là tỉ giá của chúng phải chịu biên độ dao động lớn do bất kỳ sự kiện tiêu cực nào trên thị trường thế giới.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia nhận định thỏa thuận mới được ký kết giữa 2 quốc gia này sẽ giúp tăng khối lượng giao dịch bằng rúp và nhân dân tệ lên gấp nhiều lần.
Người lao động
[ad_2]
Source link