BẢN TIN TÀI CHÍNH
Nga “ra tay” bảo vệ hồ Baikal giữa lo ngại về làn sóng đầu tư từ Trung Quốc
Quy định mới từ Điện KremlinNga đã thắt chặt bảo vệ môi trường xung quanh hồ Baikal giữa những lo ngại ngày càng gia tăng về tình trạng thoái hóa môi trường, trong khi hoạt động du lịch và phát triển của Trung Quốc tại vùng hồ này trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận.Những giao thức mới được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký thông qua hồi giữa tháng này đã làm rõ cách chính quyền kiểm soát “công cuộc khôi phục và bảo vệ môi trường của hồ Baikal theo luật pháp”.Những văn kiện này kêu gọi tăng cường giám sát hệ sinh thái độc đáo và động thực vật của hồ Baikal; ngăn chặn và phản ứng trước các rủi ro; phân tích áp lực từ việc câu cá đối với nguồn tài nguyên sinh học của hồ; cũng như các biện pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên độc đáo ấy.Theo SCMP, nhiều nhà quan sát cho rằng, các vấn đề nội bộ của Nga – bao gồm cả làn sóng bất mãn vì chính phủ có liên quan tới tình trạng tổn hại môi trường ở hồ Baikal – đã khiến Điện Kremlin phải hành động, tuy nhiên, những lo ngại về hoạt động của Trung Quốc tại khu vực này cũng là phần nào nguyên nhân.Động lực thực sự đằng sau mong muốn tư hữu hóa bất hợp phápNgười ta e ngại rằng dòng tiền và khách du lịch người Trung Quốc đang khiến cho tình hình tệ hại hơn.”Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề ở hồ Baikal là việc phát triển khu vực bờ hồ để phục vụ du lịch, mà ít nhất tại vùng Irkutsk, thì chủ yếu được thúc đẩy do người Trung Quốc kinh doanh”, Eugene Simonov, điều phối viên của tổ chức xã hội Liên minh Quốc tế Sông không Biên giới, cho hay.Ông Simonov chỉ ra các khách sạn “bất hợp pháp” do người dân địa phương và người Trung Quốc mở ra để phục vụ số lượng khách du lịch ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.”Động lực thực sự nằm ở mong muốn tư hữu hóa bờ hồ bất hợp pháp của người dân địa phương, thế nhưng chính nhu cầu từ Trung Quốc là một trong những lý do khiến họ muốn tư hữu hóa khu vực này, trong khi đó, những cơ sở kinh doanh Trung Quốc lại nằm trong số dễ nhận thấy nhất”, Simonov nói.Lo ngại về sự phát triển và đầu tư của Trung Quốc vào khu vực lên tới đỉnh điểm hồi tháng 3, khi làn sóng phản đối của dư luận buộc chính quyền địa phương phải ngừng thi công một cơ sở nước đóng trai của AquaSib, một công ty Nga có chủ quản là công ty Trung Quốc đặt trụ sở ở Hứa Long Giang.Hồ Baikal, Siberia. Ảnh: Lonely PlanetTrước đó, hơn 57.000 người Nga đã ký vào một thỉnh nguyện thư trực tuyến, đề nghị cấm người Trung Quốc mua đất xung quanh khu vực hồ Baikal và gửi tới các chính trị gia người Nga.”10% đất ở Listvyanka đã thuộc về người Trung Quốc. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì chỉ từ 5-10 năm tới, ngôi làng Nga cổ kính của chúng tôi sẽ biến thành một trong những tỉnh của Trung Quốc”, thỉnh nguyện thư bày tỏ lo ngại.Trong bức thư trực tuyến này, người dân Nga cũng phàn nàn về tình trạng nhiều hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc nói với khách tham quan rằng hồ Baikal từng thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và hiện nay Trung Quốc hy vọng có thể chiếm lại khu vực này bằng cách bỏ tiền ra mua.Những lo ngại về tác động từ hoạt động của người Trung Quốc đối với môi trường của Nga nổi lên khi hai nước đang có những dấu hiệu nồng ấm về quan hệ kinh tế và ngoại giao.Mới đây, Nga và Trung Quốc đã thống nhất tăng cường thương mại song phương lên hơn 200 tỉ USD trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, làm sao để khoản đầu tư ấy có giá trị bền vững đối với Nga – nhà cung cấp những nguyên liệu thô trọng yếu mà Trung Quốc cần như dầu khí và gỗ – vẫn cần phải được theo dõi thêm, các nhà quan sát nhận định.”Mối quan hệ Nga-Trung Quốc đang tiến triển tốt, nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp từ Trung Quốc đổ vào Nga – số đó còn rất nhỏ, dù người ta nói tới rất nhiều”, Artyom Lukin, giáo sư của Đại học Liên bang Viễn Đông nhận định.”Nga vẫn chưa hài lòng với điều đó. Chúng tôi muốn thấy tiền của Trung Quốc, nguồn đầu tư cho lĩnh vực xanh của Trung Quốc chảy vào Nga nhiều hơn, vào những khu vực mang tính sản xuất hơn trong nền kinh tế Nga, chứ không chỉ vào các khu vực khai thác như dầu, than hay gỗ”.
Source link