Connect with us
img

Favorite News

Mỹ “đau một”, cả thế giới “đau mười”?

Bắc Kinh lộ đòn cực hiểm, khuấy đảo mặt trận thương chiến: Mỹ đau một, cả thế giới đau mười? - Ảnh 1.

BẢN TIN TÀI CHÍNH

Mỹ “đau một”, cả thế giới “đau mười”?

[ad_1]

Bước ngoặt của Trung Quốc

Ngày hôm qua (5/8), đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã giảm xuống mức giá trị thấp nhất trong 11 năm qua. Theo các chuyên gia, đồng NDT sẽ còn tiếp tục yếu dần đi trong năm 2020 giữa bối cảnh chính quyền Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối phó với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại phức tạp.

Bước chuyển từ nhượng bộ sang trực diện đối đầu Mỹ của Trung Quốc đã có ảnh hưởng sâu rộng đối với kinh tế thế giới. Việc đồng NDT yếu đi đã làm biến động thị trường tiền tệ, khiến 11 đồng tiền khu vực cũng yếu theo.

Cụ thể, đồng NDT đã giảm 1,3% xuống mốc 7,0298 NDT đổi 1 USD trong ngày thứ Hai đầu tuần. Đây được coi là động thái đáp trả trực tiếp lời đe dọa của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế 10% đối với 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9 tới, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế đang trì trệ của Trung Quốc. Bắc Kinh cam kết sẽ trả đũa quyết liệt nếu Mỹ thực hiện chính sách thuế quan mới.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã chủ động điều chỉnh tỉ giá đồng NDT xuống mốc 7,0 và chính thức “vũ khí hóa” tiền tệ trong cuộc chiến tranh thương mại.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Đây cũng là bước ngoặt đối với chính sách của Trung Quốc trong việc bảo vệ đồng NDT không rơi xuống điểm mốc 7,0 trong những năm vừa qua. Sự bảo vệ này từng là thông điệp được Bắc Kinh gửi tới Washington với nội dung là Trung Quốc không muốn “vũ khí hóa” tỉ giá đồng NDT trong các cuộc cạnh tranh với Mỹ.

Ngay trong ngày 5/8, ông Trump đã chỉ trích sự suy yếu của đồng NDT, gọi đây là “hành động thao túng tiền tệ”.

“Trung Quốc đã hạ giá trị tiền tệ của họ xuống mức thấp lịch sử. Đó gọi là thao túng tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang có đang chứng kiến chuyện này không? Đây là sự vi phạm sẽ khiến Trung Quốc yếu đi nhanh chóng theo thời gian!” – ông Trump viết.

Cliff Tan, giám đốc nghiên cứu thị trường khu vực Đông Á của ngân hàng Nhật Bản MUFG, cho rằng nếu PBOC có ý định nâng giá trị của đồng USD (so với đồng NDT) cao hơn, thì tốt nhất là nên làm càng sớm càng tốt.

“Nếu Trung Quốc quyết định rằng thỏa thuận thương mại là một mục tiêu lâu dài, thì Trung Quốc nên quyết định điều chỉnh tỉ giá NDT/USD để phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn của Bắc Kinh thay vì một thỏa thuận mù mờ,” ông Tan nói.

Phân tích của các chuyên gia

Tuy nhiên ông Dịch Cương, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã phủ nhận cáo buộc rằng Bắc Kinh đang sử dụng tỉ giá đồng NDT để làm vũ khí thương chiến, cho rằng tỉ giá “thay đổi và được quyết định bởi thị trường”.

“Là quốc gia lớn có trách nhiệm, Trung Quốc sẽ không tham gia vào việc giảm giá trị tiền tệ, sử dụng tỉ giá cho mục đích cạnh tranh. Bắc Kinh sẽ không dùng tỉ giá đồng NDT để làm công cụ đối phó với những quấy rối từ nước ngoài, ví dụ như chiến tranh thương mại,” ông Dịch nói.

Lời tuyên bố này được đưa ra nửa tiếng sau khi ông Trump đăng Twitter cáo buộc rằng Trung Quốc đang thao túng tiền tệ.

Các chuyên gia tin rằng PBOC sẽ cho đồng NDT dần dần yếu đi trong tương lai. Nếu Trung Quốc không muốn gánh toàn bộ chi phí thuế quan, thì PBOC sẽ để đồng NDT trượt xuống mức 7,2 trong những tháng tới. Nếu mọi chuyện diễn biến theo chiều hướng này, thì đồng NDT đã yếu đi khoảng 5% so với thời điểm bắt đầu thương chiến.

“Chúng tôi hi vọng chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ tiền tệ với các chiến lược quản lí đồng NDT, thắt chặt dòng thoái vốn và các chính sách nhằm ổn định tăng trưởng,” nhà kinh tế Wang Tao của ngân hàng UBS nói. “Chúng tôi dự đoán tỉ giá đồng NDT-USD sẽ xuống mức 7,2 vào cuối năm 2019 và 7,3 vào năm 2020 nếu thương chiến leo thang.”

 Bắc Kinh lộ đòn cực hiểm, khuấy đảo mặt trận thương chiến: Mỹ đau một, cả thế giới đau mười? - Ảnh 2.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Trong khi đó, PBOC đưa ra thông điệp: “Bởi vì ảnh hưởng của chủ nghĩa đơn phương, bảo hộ mậu dịch và sự tăng cường của cấm vận nhằm vào Trung Quốc, đồng Nhân dân tệ đã giảm giá so với đồng USD vào ngày hôm nay, phá vỡ mốc 7 NDT/1 USD, nhưng đồng NDT sẽ tiếp tục ổn định và mạnh mẽ trước những tiền tệ khác.”

Tan Yaling, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đầu tư Hối đoái Trung Quốc, nói: “Tốc độ phá vỡ cột mốc 7,0 là quá nhanh và ở trong điều kiện cực đoan. Bộ Chính trị Trung Quốc tuần trước đã gửi đi tín hiệu rằng họ muốn đồng NDT yếu hơn là mạnh. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ không cho phép đồng NDT mất giá quá nhanh bởi điều đó không giúp Trung Quốc nhận thêm nhiều đơn đặt hàng và cải thiện lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu.”

Vì vậy, khó có khả năng đồng NDT sẽ sụt giảm giá trị nhanh tới mức làm suy kiệt niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư vào Trung Quốc, gây ra vòng xoáy hạ giá tiền tệ và thoái vốn.

Phản ứng dây chuyền

Tuy nhiên, việc đồng NDT yếu đi vào ngày 5/8 gây ra một chuỗi phản ứng dây chuyền tại những thị trường lớn khác.

Đồng won của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi chuỗi cung ứng mật thiết với Trung Quốc và bởi nước này cũng phải tăng cường tính cạnh tranh do là nhà xuất khẩu lớn. Đồng rupee của Ấn Độ cũng yếu đi, mặc dù Ấn Độ không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Tại Trung Quốc, nhiều người đã nhanh chóng quy đổi NDT sang loại tiền tệ khác vì lo ngại mất giá.

“Tôi rất sợ khi nghe thấy tin đồng NDT phá vỡ mốc 7,0 vào lúc 9:45 sáng nay. Tôi đã đổi hầu hết tiền trong tài khoản của tôi – vài chục nghìn NDT để đổi lấy USD bằng hệ thống ngân hàng trực tuyến. Mốc 7,0 luôn là điểm quan trọng… nhưng bây giờ sự bảo hộ đó không còn nữa,” một người dân nói.

Nhà kinh tế học của ngân hàng OCBC Tommy Xie Dongming nói PBOC đã gửi đi tín hiệu rằng mốc 7,0 không còn quá quan trọng để Trung Quốc phải bảo vệ nữa.

“Về cơ bản, chúng ta đã thấy sự thay đổi trong thái độ của ngân hàng trung ương Trung Quốc. Tiền tệ đã trở thành công cụ để họ phản ứng lại ảnh hưởng của thương chiến,” ông nói.

Ông Robin Xing, nhà kinh tế chuyên về Trung Quốc tại ngân hàng Morgan Stanley, nói đồng NDT yếu đi sẽ giúp nền kinh tế Trung Quốc đạt được một ít lợi thế trong chiến tranh thương mại.

Nếu Mỹ tiếp tục áp 10% thuế quan đối với 300 tỉ USD hàng nhập khẩu còn lại, Trung Quốc sẽ tăng cường đòn đáp trả và điều này sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu. Và nếu Mỹ tăng toàn bộ thuế quan lên 25% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, thì nền kinh tế thế giới có thể bước vào khủng hoảng trong vòng khoảng 9 tháng.

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...

More in BẢN TIN TÀI CHÍNH

To Top
error: Content is protected !!