BẢN TIN TÀI CHÍNH
Muốn con thành công trong tương lai, nhất định phải áp dụng những bài học quý giá này từ rất sớm!
[ad_1]
Nếu có một người hiểu rõ về tầm quan trọng của việc dạy trẻ về trách nhiệm tài chính, thì đó chính là Warren Buffett. Trước khi trở thành CEO của Berkshire Hathaway, vị tỷ phú này đã bắt đầu đầu tư vào một số ít các doanh nghiệp nhỏ từ khi 6 tuổi, khi ông mua một lô 6 lon Coca-Cola với 25 xu và bán lại mỗi lon 5 xu. Ngoài ra, ông còn rao bán tạp chí và kẹo cao su cho các gia đình.
Ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với CNBC hồi năm 2013: “Bố tôi là nguồn cảm hứng lớn nhất cho tôi. Những gì tôi học được từ ông ấy khi còn nhỏ là rèn luyện những thói quen đúng đắn từ sớm. Tiết kiệm là một bài học quan trọng nhất mà ông đã dạy cho tôi.”
Khi được hỏi rằng ông nghĩ điều gì là sai lầm lớn nhất mà các bậc phụ huynh mắc phải khi dạy con cái về tiền bạc, vị tỷ phú cho hay: “Đôi khi cha mẹ chờ đợi cho đến khi con họ trở thành thiếu niên rồi mới bắt đầu trò chuyện về quản lý chi tiêu, thực ra họ có thể bắt đầu chia sẻ khi trẻ đang học mầm non.”
Thời gian là một yếu tố quan trọng
Đối với quan điểm của tỷ phú Buffett, các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng 80% sự phát triển của não bộ diễn ra khi 3 tuổi. Một nghiên cứu của Đại học Cambridge chỉ ra rằng trẻ em có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản về tiền bạc trong độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi. Và khi 7 tuổi, các khái niệm cơ bản liên quan đến hành vi tài chính trong tương lai thường sẽ phát triển hơn.
Huyền thoại đầu tư cho hay: “Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết tầm quan trọng của việc dạy con về tiền bạc và làm thế nào để quản lý đúng cách. Nhưng lại có sự khác biệt giữa nhận thức và hành động.”
Theo một cuộc khảo sát thực hiện năm 2018 từ T. Rowe Price, tổng hợp phản hồi từ 1.014 phụ huynh của các bé từ độ tuổi 8 đến 14 và hơn 1.000 trẻ thành niên từ 18 đến 24 tuổi, thì chỉ có 4% phụ huynh cho biết họ bắt đầu thảo luận về vấn đề tài chính với các con trước khi 5 tuổi. 30% phụ huynh bắt đầu dạy con về tiền bạc từ 15 tuổi trở lên, trong 14% còn lại cho biết họ không chia sẻ bất cứ điều gì với con.
Những bài học mà vị tỷ phú giàu thứ 4 thế giới dạy con
Năm 2011, Buffett đã cùng ra mắt một series phim hoạt hình cho trẻ em có tên “Câu lạc bộ triệu phú bí mật” (Secret Millionaire’s Club), ông đóng vai trò là người cố vấn cho nhóm học sinh. Chương trình này có 26 tập và mỗi tập đều giải quyết một bài học về tài chính, ví dụ như thẻ tín dụng hoạt động thế nào và tại sao nó lại quan trọng trong việc theo dõi nơi lưu giữ tài sản của bạn.
Ông chia sẻ với CNBC: “Tôi dạy cho cả 3 đứa trẻ của mình những bài học có trên ‘Secret Millionaires Club’. Tất cả đều là những bài học đơn giản, có ý nghĩa với cả việc kinh doanh và cuộc sống.”
Dưới đây là một số bài học có trong chương trình, cùng với những lời khuyên quý giá từ Buffett:
Làm thế nào để suy nghĩ linh hoạt?
Mục tiêu của bài học này là khuyến khích con bạn không bỏ cuộc chỉ vì mọi thứ không đi đúng hướng ở lần đầu tiên thực hiện. Khả năng suy nghĩ một cách sáng tạo và không bị gò bó sẽ cực kỳ hữu ích khi trẻ gặp phải những thách thức về tài chính trong tương lai.
Gợi ý thực hiện:
Thăm viện bảo tàng nghệ thuật cùng trẻ và thảo luận về phong cách khác nhau của mỗi bức tranh. Sau đó, đề nghị trẻ tự vẽ một bức tranh với chủ đề bất kỳ. Điều này sẽ thúc đẩy trẻ “công não” với những loại dụng cụ khác nhau ngoài cọ vẽ, có thể là bọt biển, tăm bông hay ngón tay.
Tạo ra “kho báu” từ những đồ dùng bỏ đi bằng cách yêu cầu trẻ đưa ra những cách sử dụng mới cho đồ vật trong nhà, ví dụ như nắp chai có thể sử dụng làm quân cờ, hộp ngũ cốc rỗng có thể đựng các cuốn tạp chí. Cách này sẽ giúp trẻ suy nghĩ chín chắn, hình thành thói quan tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Làm thế nào để bắt đầu tiết kiệm tiền?
Benjamin Franklin từng nói: “Tiết kiệm được một đồng y như kiếm được một đồng”. Để giúp trẻ học cách quản lý tiền bạc, điều quan trọng là giúp các con hiểu được sự khác biệt giữa những gì mình muốn và những gì mình cần.
Gợi ý thực hiện:
Cho trẻ 2 hũ đựng tiền: Một hũ là để tiết kiệm, hũ còn lại là để chi tiêu. Mỗi lần con nhận được tiền, bạn hãy nói chuyện với con về cách con muốn phân chia giữa tiền tiết kiệm và chi tiêu. Để trẻ lập một danh sách hoặc tạo những trang ảnh ghép từ ảnh của tạp chí gồm 5 đến 10 thứ con muốn mua. Sau đó, cùng con xem từ món đồ và đánh dấu xem con có muốn mua chúng hay không, vó dụ như đồ chơi là thứ con muốn còn balo là thứ con cần.
Làm thế nào để phân biệt giữa giá tiền và giá trị?
Tất cả chúng ta đều cảm thấy có lỗi với bản thân khi chi tiền cho một đôi giày đến từ thương hiệu đắt tiền hay một thiết bị tốt, trong khi có thể mua được món đồ chất lượng tương tự với mức giá thấp hơn. Ý tưởng đến từ bài học này là giúp trẻ hiểu được các chiêu trò mà nhà quảng cáo sử dụng để thu hút chúng ta mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, cũng như làm thế nào để hiểu được sản phẩm nào không xứng đáng để bỏ tiền ra mua.
Gợi ý thực hiện:
Lên một danh sách các mặt hàng bạn cần mua và sau đó xem các tờ rơi, trang web cùng con để biết các mặt hàng nào có thể được giảm giá. So sánh những mức giá đó và đưa ra mức chi hợp lý nhất cho các sản phẩm cụ thể.
Cùng trẻ chọn một tờ tạp chí và một trang quảng cáo để đánh giá. Hỏi con rằng: Cái gì đang được rao bán ở đây? Quảng cáo này đang cố gắng truyền tải thông điệp gì? Điều gì ở trang quảng cáo này thu hút sự chú ý? Con cảm thấy thế nào về quảng cáo này? Nó đang cố gắng lôi kéo khách hàng như thế nào?
Làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn?
Chìa khoá để đưa ra những quyết định thông minh là về các lựa chọn khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai như thế nào.
Gợi ý thực hiện:
Tỷ phú Warren Buffett gợi ý về việc mô hình hoá kỹ năng đưa ra quyết định đúng đắn và trò chuyện với con bạn về quyết định của mình, cũng như bất kỳ “hiệu ứng domino” nào có thể xảy ra sau đó. Ví dụ: “Chúng ta muốn mua một chiếc TV mới, nhưng điều hoà lại hỏng và chúng ta cần tiết kiệm để sửa. Nếu không sửa, thì mùa hè sẽ cực kỳ nóng. Khi điều hoà được sửa, chúng ta mới nghĩ đến việc mua TV.”
Hãy cho trẻ tập thói quen đưa ra quyết định đúng đắn về cách tiết kiệm tiền. Có thể con đang muốn mua một đĩa DVD, hỏi con xem đĩa DVD đó có thực sự cần thiết không hay chỉ cần thuê từ cửa hàng.
“Không bao giờ là quá sớm”
Tạo dựng thói quen lành mạnh về tài chính cho trẻ là một trong những điều quan trọng nhất để bạn có thể giúp con thành công trong tương lai.
Vị tỷ phú phát biểu trong một cuộc hội thảo năm 2013: “Không bao giờ là quá sớm. Cho dù đó là việc dạy trẻ về giá trị của đồng tiền, sự khác biệt giữa cái cần và cái muốn hay giá trị của thói quan tiết kiệm, thì đây đều là tất cả những cái niệm mà trẻ có thể tiếp thu khi còn rất nhỏ. Vì thế, hãy giúp trẻ hiểu về chúng.”
[ad_2]
Source link