Connect with us
img

Favorite News

Khi kinh tế tăng trưởng quá nóng tạo ra áp lực ngay từ những điều nhỏ nhặt của cuộc sống thường ngày

Giấc mộng Trung Hoa rẽ ngang: Khi kinh tế tăng trưởng quá nóng tạo ra áp lực ngay từ những điều nhỏ nhặt của cuộc sống thường ngày - Ảnh 1.

BẢN TIN TÀI CHÍNH

Khi kinh tế tăng trưởng quá nóng tạo ra áp lực ngay từ những điều nhỏ nhặt của cuộc sống thường ngày

[ad_1]

Một buổi chiều tà, Tao Jiali lên tầng thượng của công ty công nghệ nơi cô làm việc. Toà nhà này cao 8 tầng, toạ lạc ngay gần đường cao tốc Hàng Châu. Vị trí cô ngồi chỉ có một cái lan can thấp ngăn cách tầng thượng với đường chân trời. Cô chia sẻ: “Đây là nơi các nhân viên hay tới để chụp ảnh selfie trước khi họ phải nghỉ việc.”

Trong những tháng gần đây, công ty của cô – NetEase, đã phải hứng chịu tình trạng dư thừa nhân công – cũng tương tự như các công ty khác của ngành công nghiệp internet của Trung Quốc đang trên đà giảm tốc. 2 tháng trước, Tao được người giám sát nói rằng cô cũng sẽ bị sa thải, nhưng quyết định đó đột nhiên bị rút lại. Đó là bởi con gái của Tao vừa chào đời, đây là giai đoạn người lao động được hưởng chế độ đặc biệt theo luật lao động Trung Quốc, kéo dài khoảng 3 tháng. Tao gia nhập NetEase 2 năm trước, đây là công việc thứ 4 của cô sau nhiều lần “nhảy việc” để kiếm tìm một công việc có với mức lương cao nhất.

Nỗi lo điển hình của tầng lớp trung lưu trẻ

Tao nghĩ rằng giai đoạn thuận lợi trong thị trường việc làm đã kết thúc. Ở thời điểm Tao được nhận vào làm việc, các công ty đang phát triển và bành trướng rất nhanh. Các cuộc phỏng vấn không quá khó khăn, cô nói. Hiện tại, cô phải đối mặt với thực trạng tìm kiếm công việc trong thời kỳ kinh tế giảm tốc. Tao còn lo lắng rằng các nhà tuyển dụng sẽ xếp cô vào hạng nhân viên không tiềm năng – phụ nữ đã kết hôn, có thể sắp mang thai.

Nói về mình và chồng – cũng là một ngân viên công ty công nghệ hưởng lương cao, Tao cho hay: “Nói chung, chúng tôi rất may mắn. Đó chỉ là một trong những mối lo ngại trong cuộc sống mà chúng ta phải suy nghĩ.”

Đối với nhiều người, có vẻ kỳ lạ khi Tao lại phải lo lắng đến vậy. Tổng thu nhập của cô và chồng là 500 nghìn tệ mỗi năm, dễ dàng đưa họ vào nhóm 10% có thu nhập cao nhất ở Trung Quốc. Chồng của Tao sở hữu 1 ngôi nhà đứng tên mình và 3 ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của bố mẹ. Đến từ Hàng Châu, họ có thể nhập hộ khẩu tại một địa phương dễ dàng, tiếp cận được với các lợi ích an sinh xã hội và trường học.

Thế nhưng, Tao lại không hề an tâm. Cô chỉ nghĩ gia đình mình thuộc tầng lớp trung lưu. Cô và chồng có 10 nghìn đến 20 nghìn tệ mỗi tháng, nhưng mục tiêu mua nhà của cô vẫn là điều xa vời. Tao tự hỏi liệu cô có đủ may mắn để đưa con gái, Juanjuan, vào một ngôi trường tiểu học với điều kiện tốt để tiếp tục theo học tại một trường trung học chất lượng cao – “bàn đạp” để có suất tại trường đại học danh giá.

Tao và gia đình nhỏ.

Có thể nói, Tao đang đối mặt với những mối lo ngại điển hình của một gia đình trẻ ở Trung Quốc. Cô chia sẻ: “Khi mang bầu Juanjuan, tôi đã nghĩ đến việc đăng ký cho bé tham gia lớp học múa ba lê. Tôi cứ cho rằng mình có tư tưởng tiến bộ. Sau đó tôi phát hiện ra tất cả những bà mẹ khác cũng có suy nghĩ tương tự.”

Tình trạng của Tao một phần là hậu quả của sự thay đổi về cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc và một xã hội đã được hình thành trong 3 thập kỷ qua, kể từ khi tư nhân hoá bắt đầu chiếm ưu thế. Những mối lo của tầng lớp trung lưu được các nhà bình luận miêu tả là phát sinh từ sự bất bình đằng ngày càng tăng cùng tính cơ động xã hội giảm dần – còn được gọi là “kiên cố hoá tầng lớp” (class solidification).

Tuy nhiên, Tao cũng bắt đầu phải hứng chịu cái giá của một nền kinh tế giảm tốc vốn đã “ủ bệnh” trong 9 năm qua. Trọng tâm của vấn đề này là hệ thống tài chính của Trung Quốc. Chính phủ đã khuyến khích các ngân hàng cung cấp các khoản vay tràn lan trong những năm kinh tế bùng nổ, nhưng hiện tại đang nỗ lực để cắt giảm. Chính quyền nước này đang phải đối mặt với hậu quả của các khoản vay quá tải là nguyên nhân của những dự án không có lợi nhuận, hành vi lừa đảo cho vay tiêu dùng và giá bất động sản lên cao.

Kết quả là, nhiều công ty công nghệ vẫn đang phát triển nhưng buộc phải cắt giảm nhân công. Đầu tư vẫn thu về lợi nhuận, nhưng hàng triệu người, trong đó có Tao, mất đi khoản tiền tiết kiệm bấy lâu trong vụ vỡ bong bóng cho vay P2P. Giá nhà ở tại các thành phố lớn tăng vọt, chỉ là bởi lệnh hạn chế mua nhà của chính phủ – gây khó khăn cho cả chủ sở hữu lẫn người mua.

Giấc mộng Trung Hoa rẽ ngang: Khi kinh tế tăng trưởng quá nóng tạo ra áp lực ngay từ những điều nhỏ nhặt của cuộc sống thường ngày - Ảnh 2.

Bố mẹ Tao – người trông nom bé Juanjuan khi vợ chồng Tao đi làm.

“Thế hệ đầu tiên của tầng lớn trung lưu có những ham muốn về vật chất mạnh mẽ, họ muốn theo đuổi mục tiêu cao và có nhiều động lực hơn”, LiChunling, nhà nghiên cứu tại Viện Xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết. Tuy nhiên, bà nói thêm: “Sẽ không giống như trước đây, khi mức sống được cải thiện mỗi năm, giờ đây họ sẽ phải hứng chịu sự trì trệ hay thậm chí là suy thoái. Nhưng tư tưởng của tầng lớp trung lưu vẫn chưa thay đổi.”

Ăn tối cùng bố mẹ, Tao đang cho bé Juanjuan ăn hoa quả có giá 30 tệ mỗi gói. Cô nói: “Tôi không biết sản phẩm này có an toàn không. Nhưng nó đắt hơn có nghĩa là an toàn hơn.” Nỗi lo của cô là do vụ bê bối sữa nhiễm melamine khoảng 10 năm trước.

Mẹ của Tao, sinh năm 1957, mỉm cười và nói: “Mọi thứ đơn giản hơn nhiều khi tôi sinh Jiali. Chúng tôi không để tâm đến những điều này. Tôi chỉ cho nó ăn cháo, khi ấy cũng không có ai biết nhiều hơn.”

Cạnh tranh, kỳ vọng và “may rủi”

Bố mẹ Tao sinh ra ở thời kỳ Trung Quốc gần như trong tình trạng nghèo đói toàn diện và chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ, thế hệ này lại rất lạc quan. Còn Tao sống trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, sau đó là giai đoạn giảm tốc. Từ đó, thế hệ này đã đặt ra những kỳ vọng, đặc biệt là cho con cái, về chất lượng cuộc sống mà giờ họ cảm thấy không còn được đảm bảo.

Hai từ cứ lặp đi lặp lại khi Tao nói về cuộc sống của cô là “cạnh tranh” và “may rủi”. Cô và chồng muốn mua một căn nhà gần trường trung học mà họ dự định cho con theo học tại Hàng Châu, nhưng lại phải trả tiền cọc là 60%.

Li – nhà nghiên cứu nhận định: “Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tạo ra nhiều cơ hội và chính những cơ hội này đã tạo khoảng cách ngày một lớn giữa mọi người. Giờ đây bạn cần có sự cạnh tranh khốc liệt để chớp được những cơ hội này.”

Giấc mộng Trung Hoa rẽ ngang: Khi kinh tế tăng trưởng quá nóng tạo ra áp lực ngay từ những điều nhỏ nhặt của cuộc sống thường ngày - Ảnh 3.

Áp lực cạnh tranh để vào được những trường top đầu lớn đến nỗi các trường này còn phỏng vấn phụ huynh và yêu cầu các bé 11 tuổi phải nộp CV. Ngay cả các trường tiểu học nhận được quá nhiều hồ sơ đăng ký cũng yêu cầu loại hình đăng ký này. Gần đây, mạng xã hội xôn xao bàn tán về một bản CV dài 14 trang của một bé 5 tuổi sống tại Thượng Hải, trong đó có những thành tích gây sốc như “đọc hơn 500 cuốn sáng tiếng Anh mỗi năm.”

Đối với Tao, dường như cả thành phố Hàng Châu đều theo đuổi những mục tiêu giống như cô. Guo Bin, giáo sư ngành quản lý tại Đại học Chiết Giang, cho biết: “Việc phân bổ các nguồn lực giáo dục cực kỳ thiếu đồng đều. Sự khác biệt rất rõ ràng xuất hiện ở ngay cả các thành phố lớn.”

Tao cho biết cô không dám ứng tuyển con mình vào ngôi trường mơ ước của hai vợ chồng. Bởi có rất nhiều phụ huynh khác cũng đang chú ý tới nơi ấy, đặc biệt là sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần ghé thăm. Thay vào đó, Tao dự định đăng ký cho bé Juanjuan vào một lớp học tiếng Anh cho các bé 2-3 tuổi, cùng lớp múa ba lê và các hoạt động ngoại khoá khác để đưa vào CV.

Giấc mộng Trung Hoa rẽ ngang: Khi kinh tế tăng trưởng quá nóng tạo ra áp lực ngay từ những điều nhỏ nhặt của cuộc sống thường ngày - Ảnh 4.

Thứ Bảy, chồng của Tao vẫn phải làm việc. Cô cười và cho biết “nó còn hơn cả 996”. Văn hoá làm việc trong nhiều giờ từ lâu đã là nét đặc trưng của người Trung Quốc. 2 năm trở lại đây, những câu chuyện về người trẻ bị bệnh hoặc thậm chí qua đời vì làm việc quá lâu đã lan truyền trên mạng xã hội. Thế nhưng, quy tắc 996 vẫn được nhiều người trẻ áp dụng trong việc học, đặc biệt là trong kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao). Họ cho rằng, cơ hội có thể sẽ mất đi nếu không chăm chỉ.

Nhớ lại, Tao và mẹ nói rằng họ nhận thấy những áp lực xung quanh hiện hữu khi Tao vào trung học, là đầu những năm 2000. Giới chuyên gia cũng chỉ ra thời điểm này, cho biết tính cạnh tranh ngày càng cao xuất hiện cùng thời điểm với nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu cải cách theo định hướng thị trường, sau khi gia nhập WTO vào năm 2001. Tao giãi bày: “Tôi nhớ thành phố này trước khi những công ty công nghệ phát triển. Thành phố đi lên và kỳ vọng của chúng tôi cũng vậy.”

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...

More in BẢN TIN TÀI CHÍNH

To Top
error: Content is protected !!