Connect with us
img

Favorite News

Giáo sư Phan Thanh Bình nêu 4 quan điểm lớn khi điều chỉnh Luật Giáo dục

Giáo sư Phan Thanh Bình nêu 4 quan điểm lớn khi điều chỉnh Luật Giáo dục

BẢN TIN TÀI CHÍNH

Giáo sư Phan Thanh Bình nêu 4 quan điểm lớn khi điều chỉnh Luật Giáo dục

[ad_1]

Sau gần 3 tiếng đồng hồ lắng nghe ý kiến của các cử tri về Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật Giáo dục (sửa đổi), Giáo sư Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh Niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, cơ quan được giao thẩm tra luật, cho biết đa phần các đại biểu đều đồng ý với tờ trình và chỉnh sửa do Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trao đổi thêm để làm rõ hơn trong Luật Giáo dục này khi đi vào thực tế sắp tới.

Trong chia sẻ của mình, ông Bình cho biết về vấn lề triết lý giáo dục, điều mà nhiều Đại biểu Quốc hội nêu ra, là vấn đề rất nhiều người quan tâm. “Các đồng chí cũng đồng ý rằng, từ khi thành lập nước đến nay, chúng ta đều hoạt động theo triết lý. Triết lý này thể hiện 4 tính chất là nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại. Dân tộc chúng ta thực sự rất nhân văn”, Giáo sư Bình nhấn mạnh.

Tại bản giải trình của Thường vụ Quốc hội cũng đã ghi rất rõ rằng dù nằm ở nghị quyết, Hiến pháp hay trong Dự thảo Luật giáo dục này, bốn tính chất nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại luôn xuyên suốt. Nó khống chế toàn bộ hệ thống giáo dục của Việt Nam. Bản thuân Dự thảo Luật Giáo dục cũng ghi rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Theo ông Bình, Luật Giáo dục là luật chung, điều chỉnh nền giáo dục đang trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam. Theo đó, luật giáo dục phải đi cùng với phát triển của xã hội và kinh tế nên sẽ còn nhiều vấn đề cụ thể được đặt ra trong thời gian tới. Luật sẽ giao Chính phủ 18 vấn đề để điều chỉnh theo điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.

Giáo sư Phan thanh Bình cũng nhấn mạnh 4 quan điểm lớn trong việc điều chỉnh luật. Quan điểm đầu tiên là Mở và Liên thông. Hai là vấn đề đánh giá năng lực và phẩm chất của học trò cao hơn là kiến thức. Ba là dân chủ của phổ thông và tự chủ của đại học nghề nghiệp. Bốn là đảm bảo được sự phát triển công tư một cách bình đẳng, góp sức vào phát triển hệ thống giáo dục của chúng ta.

Giáo dục bắt buộc không chỉ được nhắc đến trong Hiến pháp mà đã chính thức được đưa vào Luật Giáo dục lần này. Như vậy, cả nước phải lo được cho các em học sinh tiểu học. Trước đây, giáo dục tiểu học đang được gọi là phổ cập nên đôi khi còn chưa rõ. Giờ luật sẽ khẳng định Giáo dục Tiểu học là bắt buộc.

“Nó sẽ chỉ ra trách nhiệm của nhà nước ở đâu, trách nhiệm của gia đình ở đâu và trách nhiệm của người học tiểu học ở đâu. Chúng ta phải làm tốt vấn đề này, đảm bảo các em trong độ tuổi đi học phải đi học hết và học tốt, phải học theo chuẩn, rộng rãi và cơ bản”, ông Bình nhấn mạnh.

Với cơ chế liên thông 8 bậc, mục tiêu được đặt ra không chỉ là liên thông trong Việt Nam mà còn liên thông cả sang khu vực và quốc tế. Việc từng cấp bậc có những chuẩn rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho người học muốn học lên cao dù ở trong nước hay ở nước ngoài. Do thời gian học ở mỗi quốc gia khác nhau nên chuẩn hóa trình độ sẽ giúp việc này diễn ra thuận tiện hơn.

Ông Bình cũng nhấn mạnh thi THPT sẽ không còn là thi THPT quốc gia nữa và tiến dần đến không còn kỳ thi quốc gia nữa. Với trường hợp các em tự học ở nhà, cần có cơ chế đánh giá với những đối tượng này và cơ chế đánh giá chuẩn giúp những em này có thể liên thông với nước ngoài khi học những trình độ cao hơn.

Trước một số ý kiến của đại biểu về tên các cấp học hiện tại, ông Bình cho biết Ban soạn thảo và Ủy ban thẩm tra đã có cân nhắc. Trước gọi là tiểu học, trung học và đại học rồi lại chuyển qua cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Tuy nhiên, cách gọi tiểu học, trung học và đại học tạo ra sự liên thông hơn. Tên gọi này còn phù hợp hơn về mặt tâm sinh lý giáo dục khi phản ánh được độ tuổi của học sinh. Ngoài ra, giáo dục nhằm phát triển năng lực phẩm chất và phát triển tiềm năng chuyên biệt của mỗi em học sinh.

Ông Bình cũng nhắc về dân chủ của phổ thông và tự chủ của các trường đại học và nghề nghiệp. Đó là lý do vì sao Luật tách ra giữa quản trị nhà trường và điều hành chuyên môn của nhà trường. Đối với phổ thông là dân chủ, không phải tự chủ hoàn toàn, còn đối với đại học và nghề nghiệp là tự chủ.

“Chúng ta đặt ra vấn đề hội đồng trường và hiệu trưởng, nhà đầu tư của trường tư thục đứng bên cạnh đó để lo về tài sản, còn điều hành là hội đồng trường để ổn định chuyên môn của nhà trường”, ông Bình nói.

Quan điểm cuối cùng là phát triển công tư làm sao cho công bằng. Trường công lo đại trà, đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nhưng trường tư bổ sung cho hệ thống giáo dục quốc dân và có thêm nhiều hệ khác nữa.

“Phải nói trường công là đại trà và đảm bảo quyền được đi học của công dân theo những nguyên tắc cơ bản, còn lại trường tư sẽ bổ sung vào. Chúng ta cố gắng phát triển trường tư theo nguyên tắc của nó. Một số đồng chí đặt ra vấn đề phối hợp công tư trong giáo dục như thế nào, chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm”, ông Bình nói.

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...

More in BẢN TIN TÀI CHÍNH

To Top
error: Content is protected !!