BẢN TIN TÀI CHÍNH
Cú sốc tăng thuế của Tổng thống Trump sẽ tác động thế nào đến châu Á?
[ad_1]
Cú sốc tăng thuế mới nhất với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc mà Tổng thống Trump gây ra đã gây sốc thị trường chứng khoán khắp châu Á khi mà doanh nghiệp tính toán đến chi phí tiềm năng cũng như cơ hội mà họ có thể có được.
Theo Nikkei, khi mà các thị trường tài chính đồng loạt sụt giảm, doanh nghiệp khắp khu vực đang cố gắng tính cách ứng phó với sự leo thang của căng thẳng thương mại. Biện pháp thuế quan mới dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2019, Mỹ sẽ áp thuế 10% với hàng loạt mặt hàng tiêu dùng của Trung Quốc trong đó bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay, quần áo, giày dép và đồ chơi.
CEO công ty sản xuất robot tại Thâm Quyến có tên Makeblock, ông Jasen Wang, lo ngại rằng các biện pháp thuế quan sẽ tác động xấu đến tăng trưởng hoạt động kinh doanh của công ty ông tại Mỹ – một trong những thị trường quan trọng nhất của sản phẩm đồ chơi giáo dục.
Ông nhấn mạnh: “Chắc chắn chính sách thuế quan mới sẽ tác động đến doanh số bán hàng của chúng tôi, đặc biệt tác động đến các hộ gia đình Mỹ cũng như nhà bán lẻ nhỏ. Chúng tôi vẫn đang đánh giá tình hình”.
Trong phiên giao dịch trên thị trường Trung Quốc, cổ phiếu công ty cung cấp tai nghe Apple Air Pods giảm khoảng 16%, trong khi đó cổ phiếu của công ty sản xuất laptop Lenovo giảm gần 5%.
Tác động của các biện pháp thuế quan sẽ lan rộng khắp chuỗi cung ứng châu Á. Thái Lan, một nước sản xuất linh kiện và nguyên liệu quan trọng cho các nhà sản xuất Trung Quốc, sẽ phải chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Giám đốc phụ trách chính sách và chiến lược thương mại tại Bộ Thương mại Thái Lan, ông Pimchanok Vonkorporn, nhận xét: “Việc xuất khẩu hàng điện tử Trung Quốc sang Mỹ giảm đồng nghĩa với xuất khẩu Thái Lan cũng sẽ giảm theo”.
Việc tìm kiếm nguồn cung thay thế sẽ khó khăn, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ có rất ít lựa chọn ngoài việc vẫn phải tiếp tục nhập khẩu từ Trung Quốc bất chấp chi phí tăng cao.
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển, một cơ quan nghiên cứu trực thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, đã tính toán về một chỉ số tìm kiếm nguồn cung thay thế. Chỉ số càng thấp, trở ngại càng cao.
Việc chuyển địa điểm sản xuất, tuy nhiên không phải lựa chọn của nhiều nhà sản xuất ngay cả sau đợt đánh thuế gần đây, theo một nhà điều hành: “Nó là một con số đáng để cân nhắc bởi nó không quá cao nhưng cũng không thấp. Việc chuyển địa điểm sản xuất sẽ làm tăng chi phí vận tải cũng như nhiều chi phí liên quan, con số này có thể cao hơn 10%.
Một trong những công ty lớn nhất trong quản lý chuỗi cung ứng, YCH, cho biết đang chuẩn bị sẵn sàng cho sự dịch chuyển căn bản của nguyên liệu và linh kiện. Dù vậy phát ngôn viên của công ty vẫn cho rằng thương mại Trung Quốc – ASEAN vẫn tăng trưởng tốt trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chững lại và bất ổn tăng cao.
Thay đổi của dòng chảy thương mại đang tạo ra những điểm sáng cho một số nền kinh tế mắc kẹt giữa các làn đạn.
Đông Nam Á trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019, Đông Nam Á như vậy đã vượt qua Mỹ lần đầu tiên từ năm 1997.
Tại Indonesia, ngành dệt may nước này đang hy vọng hưởng lợi từ tình hình thương mại Mỹ – Trung Quốc bế tắc. Chủ tịch Hiệp hội dệt may Indonesia dự báo ngành này sẽ có thể tăng được xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ sau khi gần đây hai bên đã ký kết được thỏa thuận.
Tại Đài Loan, một số nhà cung cấp đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc trở lại Đài Loan khi chịu nhiều áp lực từ phía Mỹ về việc đảm bảo an ninh. Hoạt động sản xuất các sản phẩm liên quan đến máy chủ tại Đài Loan tăng trưởng 400% trong 6 tháng đầu năm nay, theo số liệu công bố từ chính quyền Đài Loan.
Xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan sang Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng cao khi mức thuế 10% bị áp, hàng Thái Lan sẽ thay thế cho hàng Trung Quốc vốn chịu áp lực giá cả tăng.
Ngành điện tử đang chịu thêm nhiều áp lực thương mại, đặc biệt khi mà căng thẳng hiện đang lan sang Nhật và Hàn Quốc. Trong tuần này, Nhật đã loại Hàn Quốc khỏi danh sách ưu đãi thương mại, Hàn Quốc tuyên bố sẽ trả đũa.
[ad_2]
Source link