Connect with us
img

Favorite News

Chiến lược đưa Amazon thành ‘gã khổng lồ’ công nghệ

[Chuyện thương hiệu] Thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp và startup: Chiến lược đưa Amazon thành gã khổng lồ công nghệ - Ảnh 1.

BẢN TIN TÀI CHÍNH

Chiến lược đưa Amazon thành ‘gã khổng lồ’ công nghệ

[ad_1]

Khi Jeff Bezos thành lập vào tháng 7/1994, Amazon chỉ đơn giản là một cửa hàng sách trực tuyến. 25 năm sau, trọng tâm kinh doanh của công ty đã thay đổi đáng kể cùng hàng loạt các mục tiêu khác nhau. Với vô số lĩnh vực mà “gã khổng lồ” công nghệ có trụ sở tại Seattle tham gia ngày nay, thật sự không dễ để xác định chính xác Amazon là một doanh nghiệp như thế nào.

Về mặt kĩ thuật, công ty của tỷ phú giàu nhất thế giới dường như đóng vai trò là một thị trường trung gian để bán các sản phẩm của bên thứ 3. Tuy nhiên, Amazon cũng là nhà cung cấp nội dung nghe nhìn, kho lưu trữ cho các công ty và cả các dịch vụ giao hàng tươi sống.

Đầu tư vào một loạt các sản phẩm và nhiều lĩnh vực, một phần, đã giúp Amazon thành doanh nghiệp khổng lồ như ngày nay. Chỉ riêng năm ngoái, doanh thu của hãng đã đạt 233 tỷ USD.

Jeff Bezos, người sáng lập và CEO Amazon. Ảnh: AP.

Trong hành trình tìm kiếm, mua bán lại các công ty, có những thương vụ không đạt kỳ vọng như mong muốn nhưng cũng có những giao dịch mang lại lợi nhuận rất lớn, thay đổi đáng kể con đường phát triển của Amazon.

Trong suốt lịch sử phát triển của hãng có 2 thời điểm cụ thể được xác định là chất xúc tác trong sự biến chuyển của công ty. Một trong số đó là việc mua lại sàn thương mại điện tử Zappos vào năm 2009 (với giá 1,2 tỷ USD) và thương vụ với Quidsi, chủ sở hữu các trang bán hàng trực tuyến Diapers.com, Soap.com và BeautyBar.com, với giá 545 triệu USD. Dù một năm sau đó Amazon tuyên bố đóng cửa Quidsi, thương vụ này vẫn được đánh giá cao về vấn đề quan điểm chiến lược.

“Những thương vụ mua lại này đã giúp Bezos xác định rõ mục tiêu kinh doanh. Cuối cùng, ông quyết định chuyển đổi Amazon thành một nhà bán lẻ trực tuyến không chỉ là sách và các sản phẩm của bên thứ 3, đặc biệt là trong trường hợp của Quidsi”, nhà báo kinh tế và tác giả Jose Luis de Haro nói với Business Insider. “Chiến lược chiến tranh giá mà Amazon sử dụng đã phát huy tác dụng, đặc biệt là sau khi Walmart cũng bày tỏ sự quan tâm đến Quidsi”.

[Chuyện thương hiệu] Thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp và startup: Chiến lược đưa Amazon thành gã khổng lồ công nghệ - Ảnh 2.

“Gã khổng lồ” Amazon ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập. Ảnh: Reuters.

Một bước ngoặt khác của công ty là sự kiện diễn ra vào tháng 3/2012 – mặc dù, tại thời điểm đó, các hoạt động mua lại có thể không được chú ý. Amazon đã chi 775 triệu USD cho thương vụ Kiva Systems. Đây trở thành một trong ba thương vụ thâu tóm lớn nhất mà công ty đã thực hiện cho đến nay.

Kiva, được đặt tên lại là Amazon Robotics vào năm 2015, có liên quan đến việc đổi mới trong hoạt động kho bãi và hậu cần. Hoạt động chính là phát triển các robot nhỏ và các đơn vị vận tải di động có thể lập trình để vận chuyển hơn 540 kg mỗi đơn vị từ điểm này sang điểm khác. Những robot này có cảm biến để tránh va chạm với nhau và được dẫn hướng bởi mã vạch nằm trên mặt đất. Sau đó, một mô hình cũng được phát triển để vận chuyển được những tấm pallet nặng hơn 1.300 kg.

Amazon đã hủy hợp đồng với các công ty Office Depot và Staples. Những công ty này từng cung cấp hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động – và sau đó bắt đầu sử dụng công nghệ của Kiva cho mục đích riêng của mình. Và chỉ với Kiva, Amazon mới có thể quản lý và điều phối một khối lượng lớn các lô hàng cần xử lý mỗi ngày.

Vụ mua lại lớn nhất của Amazon diễn ra vào năm 2017 – “gã khổng lồ” Seattle tuyên bố mua siêu thị cao cấp Whole Food với với một mức giá kỷ lục 13,7 tỷ USD. “Whole Food trở thành nơi để Amazon thử nghiệm các chiến lược phân phối và bán hàng của mình trong không gian của một siêu thị thực tế bên cạnh các siêu thị nhỏ hơn như Amazon Go (cửa hàng tiện lợi),” de Haro nói với Business Insider.

[Chuyện thương hiệu] Thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp và startup: Chiến lược đưa Amazon thành gã khổng lồ công nghệ - Ảnh 3.

Thâu tóm Whole Foods là thương vụ đắt giá nhất của Amazon tính đến nay. Ảnh: BI.

Amazon cũng đã thực hiện các vụ thương vụ thu mua nhỏ nhưng gặt hái được nhiều lợi ích kinh tế. Xét về lợi nhuận thu được, thì thương vụ liên quan đến dịch vụ lưu trữ đám mây của Amazon, Amazon Web Services (AWS) được cho là đem lại nhiều nhất.

Vào tháng 9/2015, Amazon mua Elemental Technologies với giá 296 triệu USD. Sự kiện này cho phép công ty kết hợp các dịch vụ video (xử lý, lưu trữ, đóng gói, phân phối…) dưới sự bảo trợ của AWS Elemental như một phần của dịch vụ mới cung cấp, dịch vụ lưu trữ đám mây.

Chỉ riêng năm 2018, AWS đem về 25,7 tỷ USD cho Amazon. “Bất chấp sự cạnh tranh từ Azure (Microsoft) hay Google Cloud, AWS vẫn tiếp tục vượt xa các dịch vụ tương tự khác”, de Haro nói.

Trong tương lai, liệu Amazon sẽ theo đuổi lĩnh vực tiếp theo nào. Theo de Haro, đó có thể là chăm sóc sức khỏe.

“Mua một mạng lưới các phòng khám hoặc dịch vụ trực tuyến như Doc in a Box, hoặc thậm chí còn phát triển xa hơn và CVS Health (một nhà bán lẻ dược phẩm và chăm sóc sức khỏe của Mỹ) sẽ là một động thái rất thú vị,” de Haro nói.

Tháng 6/2018, Amazon đã lấn sân sang lĩnh vực này bằng cách mua PillPack, một công ty dược phẩm trực tuyến, có doanh thu hàng năm 100 triệu USD.

Hệ thống cho phép các loại thuốc theo toa được chuyển đến bệnh nhân trên toàn quốc – mỗi người dùng nhận được thuốc và sản phẩm y tế họ cần hàng tháng, cùng với một mẫu chỉ định tần suất và lượng ngày nên dùng.

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...

More in BẢN TIN TÀI CHÍNH

To Top
error: Content is protected !!