Connect with us
img

Favorite News

Bí quyết vàng cho những người lần đầu làm CEO

Bí quyết vàng cho những người lần đầu làm CEO - Ảnh 1.

BẢN TIN TÀI CHÍNH

Bí quyết vàng cho những người lần đầu làm CEO

[ad_1]

Từ thời điểm bạn chính thức trở thành CEO và đứng trước mọi người, tất cả sẽ cảm nhận bạn theo một cách khác trước.

“Hành động và tuyên bố của bạn quan trọng hơn rất nhiều”, Mitzi Reaugh, người gần đây được đề bạt lên CEO của công ty công nghệ thực tế Jaunt XR, sau 2 năm gắn bó.

Khi biết mình được bổ nhiệm làm CEO, Reaugh cảm thấy bị áp lực. Các cộng sự nhanh chóng gửi những đề xuất công việc lên Reaugh buộc cô phải đưa ra những quyết định nhanh chóng.

Reaugh khuyên, tất cả những người lần đầu tiên làm CEO hãy cho mình không gian để suy nghĩ về các quyết định khi mới nhậm chức. Những quyết định ban đầu của bạn và cách bạn giao tiếp sẽ định hướng phong cách và đánh giá của mọi người về bạn ngay từ thời điểm đó.

Cô nói, “Với tư cách là một CEO, bạn phải tự mình đưa ra các quyết định mỗi ngày, vì vậy điều quan trọng là thực sự tin rằng bạn đang thực hiện đúng”.

Lần đầu làm CEO là một thử thách khó khăn. Ảnh: Chief Executive.

Thông tin bạn nhận được có thể không đáng tin cậy như trước

Mọi người, kể cả những người bạn cùng làm việc trong nhiều năm, có thể bắt đầu cư xử khác đi.

“Sự mất cân bằng quyền lực thay đổi cách mọi người thể hiện bản thân [với bạn]. Và thông tin bạn nhận được từ họ không còn đáng tin theo cách tương tự”, Eric Pliner, bản thân cũng là CEO lần đầu của công ty tư vấn lãnh đạo YSC nói.

Không phải là họ đang cố gắng đánh lừa bạn. Họ chỉ có thể không cảm thấy thoải mái khi thẳng thắn như họ có thể với một người quản lý cấp ngang hoặc cấp thấp hơn.

Đừng chỉ dựa vào các báo cáo trực tiếp để biết những gì đang xảy ra

Lúc đầu, bạn có thể dành phần lớn thời gian cho đội ngũ điều hành. Nhưng cuối cùng bạn sẽ cần gặp những người khác trong công ty để hiểu rõ hơn về những gì đang thực sự xảy ra.

“Tránh trở thành tù nhân của những người báo cáo với bạn”, Jay Lorsch, Giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard, người có thời gian giảng dạy nhiều năm tại hội thảo của trường đại học cho các CEO mới.

Tiếp nhận đội ngũ cộng sự cùng điều hành và có kế hoạch sử dụng nhân sự hiệu quả

“Trong số các động thái đầu tiên quan trọng nhất là “đạt thỏa thuận và hiệu chỉnh” các mối quan hệ với những người báo cáo trực tiếp với bạn”, Pliner nói.

Nói cách khác, hãy đặt kỳ vọng về cách bạn muốn làm việc cùng nhau – ví dụ: cho họ biết tần suất bạn muốn cập nhật báo cáo trong vài tháng đầu và đưa ra lý do.

Tìm đội ngũ phù hợp

Bởi vì bạn phải tìm thấy các thành viên phù hợp với đội của bạn. Họ có những gì mà bạn cần để đạt được mục tiêu bạn đề ra. Bạn có tin tưởng họ được không? Bạn có quan hệ đồng nghiệp tốt với họ như trước kia không? Với cả nhóm hoặc với từng người? Và những người đó có làm việc tốt không?

Nếu câu trả lời là không cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này, bạn sẽ cần thay thế ít nhất một số người. Điều đó không có nghĩa là sa thải bất cứ ai ngay lập tức. Nhưng đừng đợi đến một năm để xem họ sẽ làm việc như thế nào.

Thiết lập mối quan hệ với HĐQT

Bạn sẽ cần đầu tư thời gian xây dựng mối quan hệ với từng thành viên và tìm hiểu những gì họ mong đợi. Điều đó có thể là liên lạc thường xuyên với chủ tịch hoặc giám đốc điều hành và có lẽ cần một số cuộc gọi hàng tháng với các thành viên khác.

Trong bất kỳ bài thuyết trình nào của bạn với Hội đồng quản trị, hãy nhớ 4 nội dung cần phải làm rõ: Các nội dung chính mà chiến lược của bạn đang cố gắng thực hiện là gì? Bạn đã đạt được những gì cho đến nay? Điều gì cản đường bạn? Và bạn cần giúp đỡ gì từ ban giám đốc để đạt được tầm nhìn của mình?”

Đừng ngại đề xuất rút lại các sáng kiến mà HĐQT đã chấp thuận nếu bạn nghĩ rằng nó không hiệu quả.

Hãy thay đổi một thứ thật sự lớn. Và không nên thay đổi tất cả ở cùng một thời điểm

Bạn có thể đã hứa về một sự thay đổi chiến lược, cấu trúc hoặc văn hóa mới. Nhưng cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc có thể phản tác dụng.

Theo Pliner: “Hãy chọn điều có tác động lớn nhất, thay vì nhiều thay đổi nhỏ hơn.”

Cần có thứ tự khi xử lý mọi việc

Mọi người sẽ muốn mọi thứ từ bạn mọi lúc. Nhưng đừng quên bạn là con người. Yếu tố giới hạn là thời gian và sự chú ý của bạn. Vì vậy, hãy tìm ra những gì bạn muốn tự mình xử lý và những gì bạn sẽ ủy thác cho người khác.

Tìm một đội cố vấn thân cận

Sẽ có lúc bạn cảm thấy không chắc chắn về cách tiến hành một cái gì đó. Và có thể phức tạp khi thừa nhận điều đó với ai đó trong công ty. Đó là lý do tại sao Pliner khuyên bạn nên tạo ra một ban cố vấn của riêng mình để được hướng dẫn. Đó có thể là bạn bè và các chuyên gia bên ngoài ngành của bạn, người mà bạn tin tưởng.

[ad_2]

Source link

Continue Reading
You may also like...

More in BẢN TIN TÀI CHÍNH

To Top
error: Content is protected !!