BẢN TIN TÀI CHÍNH
Ai là bên chiến thắng trong cuộc chiến thương mại của Trump? Không một ai cho đến thời điểm này
[ad_1]
Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ luôn tôn thờ chủ nghĩa thương mại tự do. Nhưng vào năm 2016, Donald Trump, một người đàn ông coi thương mại là “một trò chơi có tổng bằng không” mà trong đó Hoa Kỳ luôn thua, đã đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Sau khi nhậm chức, ông bắt đầu một cuộc chiến thương mại diện rộng với các cuộc tấn công vào Châu Âu, Mexico, Canada, Nhật Bản và (đặc biệt là) Trung Quốc. Mặc dù Trump đã có những bước nhân nhượng đối với các thỏa thuận thương mại hiện có, nhưng đối với Trung Quốc, ông đã tăng gấp đôi sự trừng phạt và gần đây đe dọa sẽ áp đặt thêm thuế quan đối với quốc gia này.
Vậy đâu là tác động của Hoa Kỳ lên chủ nghĩa bảo hộ? Cho đến nay, bằng chứng cho thấy rất khó để kết luận những lợi ích kinh tế mà cuộc chiến này mang lại. Nếu cuộc chiến thương mại đã giành thắng lợi nào đó, thì đó chỉ có thể trong các lĩnh vực địa chính trị và ý thức hệ.
Thuế quan Trump áp lên Trung Quốc mang lại khoản tiền rất ít ỏi, khoảng 20 tỷ đô la kể từ đầu năm 2018. Sự trả đũa của Trung Quốc đã tác động mạnh đến nông dân Hoa Kỳ, khiến Trump và Quốc hội phải cứu trợ. Các khoản thanh toán cho đến nay đã có tổng trị giá hơn 25 tỷ đô la. Do đó, về mặt tài chính, cuộc chiến thương mại đối với Mỹ là một sự tổn thất.
Tỷ lệ các nông trại phải đóng cửa đang tăng lên rõ rệt. (Nguồn: Bloomberg)
Trong khi đó, các gói cứu trợ không thể bù đắp toàn bộ tổn thất mà phía Trung Quốc gây ra. Tỷ lệ phá sản tại các nông trang đang tăng lên. Tất nhiên, mục đích của chiến tranh thương mại không phải là để giúp đỡ nông dân, mà là để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước. Nhưng sự trả đũa của Trung Quốc đã làm tổn thương các nhà sản xuất như Boeing Co., Caterpillar Inc. và Deere & Co. Và thuế quan của Trump lên nguyên liệu đầu vào như thép và nhôm không rõ có giúp ích những công ty trong lĩnh vực này không, nhưng chắc chắn đã gây ảnh hưởng tiêu cực lên các nhà sản xuất sản phẩm cao cấp tại Mỹ bởi chi phí bị nâng lên.
Trong khi đó, tình hình sản xuất của Hoa Kỳ hầu như không tăng trưởng ngay trước cả khi Trump ra các quyết định, và thậm chí chưa quay lại vị thế đã mất trước Đại suy thoái dù ít nhiều đảo ngược xu hướng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Một điều mà thuế quan đã làm được chính là làm chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ tăng lên. Nhiều nghiên cứu kinh tế đã kết luận rằng về cơ bản, tất cả doanh thu hưởng lợi từ thuế quan đã “bốc hơi” khỏi túi người dân Mỹ. Vì vậy, về mặt kinh tế, chiến tranh thương mại của Trump là một mất mát trên mọi mặt trận.
Tyler Cowen đến từ Bloomberg Opinion đã chỉ ra rằng các cuộc chiến thương mại cũng là về sự thống trị địa chính trị và an ninh quốc gia. Mặc dù người tiêu dùng Hoa Kỳ đã hứng chịu chi phí từ thuế quan, nhưng ảnh hưởng tiêu cực lên phía Trung Quốc thậm chí còn lớn hơn thế. Tăng trưởng của Trung Quốc, vốn đã chậm lại từ đầu những năm 2010 và cho thấy sự chững lại thời gian gần đây. Đầu tư sản xuất tại Quốc gia này đang giảm mạnh kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào giữa năm 2018.
Song song với thuế quan của Trump, Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại khác với Trung Quốc nhằm giảm sự thống trị của Trung Quốc lên các ngành công nghệ tiên tiến. Các “vũ khí” trong cuộc chiến thương mại thứ hai này bao gồm các hạn chế trong việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ quan trọng cho các công ty Trung Quốc và hạn chế việc đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp công nghệ Hoa Kỳ. Tác động nhanh chóng và tàn khốc của các hạn chế xuất khẩu đối với Huawei cho thấy hiệu quả của những đòn đánh này. Do đó, mặc dù chủ nghĩa bảo hộ gây tổn thương cho Hoa Kỳ, nhưng nó thậm chí còn gây thiệt hại nặng nề hơn cho chính đối thủ của nó.
Liệu sự đánh đổi này có xứng đáng với chi phí đã mất hay không còn phụ thuộc vào quan điểm về địa chính trị và tầm quan trọng của quyền bá chủ Hoa Kỳ.
Về lâu dài, cuộc chiến thương mại có tác động quan trọng nhất có thể là ý thức hệ. Một “con đập” tâm lý đã bị phá vỡ, và những gì từng được coi như một sự đồng thuận trong việc ủng hộ thương mại tự do đã bị hủy hoại. Ở cánh tả, ứng cử viên tổng thống Elizabeth Warren hiện đang ủng hộ đồng việc đô la yếu đi và mở rộng sự hỗ trợ của chính phủ đối với các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ, cũng như tỏ thái độ không hài lòng đối với các thỏa thuận thương mại trong tương lai. Ở cánh hữu, giới trí thức đang sôi sục bởi sự can thiệp của chính phủ thay mặt cho các ngành công nghiệp chủ chốt.
Những ý tưởng mới này khó có thể được nhận định một cách dễ dàng. Có quá nhiều kế hoạch khác nhau cho chủ nghĩa bảo hộ và chính sách công nghiệp của chính phủ, và mỗi kế hoạch sẽ phải được đánh giá dựa trên giá trị riêng của nó. Nhiều người đang thử nghiệm nhưng chưa được kiểm chứng. Nhưng có một điều chắc chắn đó là: sự thống trị về trí tuệ trong thương mại tự do của Hoa Kỳ đã kết thúc.
[ad_2]
Source link